DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 97
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính

Để triển khai thi hành Luật Tố tụng hành chính, ngày 01/7//2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2016/NĐ-CP quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án (có hiệu lực từ ngày 01/7/2016). Nghị định gồm 05 chương, 37 điều với những nội dung chủ yếu sau:

Quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính

Xuất phát từ đặc thù của việc thi hành án hành chính, Nghị định quy định trình tự, thủ tục thi hành án hành chính theo cơ chế “tự thi hành án” mà không thông qua một chủ thể thứ ba tổ chức thi hành án độc lập như trong THADS. Theo đó, Nghị định có các quy định chung về trình tự, thủ tục thi hành án, như: Quy định về tự nguyện thi hành án; về yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án; về thi hành bản án, quyết định của Tòa án khi có quyết định buộc thi hành án; về chỉ đạo, đôn đốc thi hành án; về theo dõi việc thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự. Bên cạnh quy định chung về trình tự thủ tục thi hành án, Nghị định cũng quy định việc thi hành án trong những trường hợp cụ thể theo quy định tại Điều 311 của Luật tố tụng hành chính, như: Thi hành án trong trường hợp Tòa án không chấp nhận đơn khởi kiện; thi hành án trong trường hợp Tòa án hủy toàn bộ hoặc một phần quyết định hành chính; thi hành án trong trường hợp Tòa án tuyên hủy quyết định buộc thôi việc...

Xử lý trách nhiệm đối với người không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án

Nghị định quy định các biện pháp xử lý trách nhiệm đối với người không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án bao gồm: Xử lý kỷ luật (áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức); xử phạt VPHC; truy cứu trách nhiệm hình sự; trách nhiệm vật chất và các biện pháp xử lý khác. Trong đó, về xử lý kỷ luật trong thi hành án, tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, mức độ hậu quả gây ra của hành vi vi phạm mà bị xử lý bằng các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Riêng nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và các nội dung khác có liên quan đến việc xử lý kỷ luật công chức, viên chức vi phạm trong thi hành án hành chính được được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức và Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.

Về chế tài xử phạt VPHC, truy cứu trách nhiệm hình sự, trách nhiệm vật chất, thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý VPHC, Bộ luật hình sự, pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước, pháp luật dân sự. Ngoài ra, Nghị định cũng quy định về các biện pháp xử lý khác như: Công khai thông tin về việc không chấp hành án; không xét thi đua, khen thưởng; không đánh giá, phân loại ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức có vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính.

Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan trong thi hành án hành chính

Nghị định quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan liên quan. Trong đó, Bộ Tư pháp được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc việc thi hành án hành chính; báo cáo, đề xuất trong trường hợp đề nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý trách nhiệm đối với người phải thi hành án là UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ. Đây là cơ sở quan trọng để xác định trách nhiệm và tăng cường quản lý công tác thi hành án hành chính trên thực tế, khắc phục tình trạng không rõ trách nhiệm, hạn chế hiệu quả quản lý công tác thi hành án hành chính hiện nay./.

 

(Nguồn: )
CÁC TIN KHÁC:
Quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam (16/5/2016)
Tăng 0.8 lần hệ số mức lương cơ sở đối với công chức và người lao động làm việc tại Ban Quản lý Làng Văn hóa –Du lịch các dân tộc Việt Nam (11/5/2016)
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật (11/5/2016)
Quy định về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp (5/5/2016)
Quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (4/5/2016)
7 bộ họp về độc tố khiến cá chết hàng loạt (27/4/2016)
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2007/NĐ-CP về quy định Cờ truyền thống, Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng công an nhân dân (25/4/2016)
Vì sao thực phẩm 'bẩn' tung hoành (19/4/2016)
Quy định về quản lý vật liệu xây dựng (13/4/2016)
Nghị định số 27/2016/NĐ-CP về chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội (11/4/2016)
Quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước (11/4/2016)
Thay Trưởng BCĐ "Đổi mới sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp" (5/4/2016)
Sự kiện nổi bật trong tuần từ ngày 28/3 –1/4/2016 (5/4/2016)
Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em đang gia tăng (31/3/2016)
'Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác của cộng đồng quốc tế' (31/3/2016)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design