Thông
tin từ Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cho
hay, tội phạm xâm hại trẻ em đang gia tăng theo từng năm: Năm 2010 có 867 vụ,
bắt 923 người; năm 2011 có 940 vụ, bắt 1.025 người; năm 2014 có 1.382 vụ, bắt
1.433 người.
Bà
Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới -
Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) cho biết: Đến khi những thông tin
này được đăng tải trên truyền thông, nhiều người mới giật mình về việc trẻ em
bị quấy rối tình dục.
Bà
Nguyễn Vân Anh cho biết, theo nghiên cứu của các tổ chức phi chính phủ, 11% học
sinh bị xâm hại tình dục tại 3 trường học của Hà Nội. Nhiều phụ huynh chắc hẳn
không tin hoặc ngã ngửa với con số này. Nhưng thực tế, kết quả nghiên cứu của
CSAGA tại 3 tỉnh Quảng Ninh, Hà Giang và TPHCM từ hơn 6 năm trước cũng khớp với
số liệu trên. Thậm chí, có những học sinh bị xâm hại tình dục đến 14 lần.
Còn
mạng lưới xã hội dân sự quốc tế (ECPAT) thông tin, trong số 1,8 tỷ hình ảnh
được đăng tải mỗi ngày có 270.000 hình ảnh về lạm dụng tình dục trẻ em. Mạng
lưới văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em có tới 1,2 triệu GB dữ liệu. Đáng chú ý,
người tung hình ảnh bị coi lạm dụng tình dục trẻ phần lớn là cha mẹ (38%), tiếp
đến là hàng xóm hay những người bạn của gia đình (26%).
Theo
những đánh giá này, các con số có thể khiến nhiều người lớn giật mình, tội phạm
xâm hại trẻ em là khái niệm mới ở Việt Nam nhưng có mức độ nguy hiểm cao.
Bà
Vân Anh đánh giá, xâm hại và quấy rối tình dục ở Việt Nam còn là một ẩn số, bởi
nạn nhân thường cảm thấy xấu hổ, không muốn nói với ai. Khi sự việc xảy ra,
người bị quy kết đánh giá lại là nạn nhân chứ không phải kẻ gây chuyện. Có bé 7
tuổi từng bị hàng xóm xâm hại nhưng cô bé đã không dám chia sẻ sự việc này với
gia đình.
Xâm
hại tình dục bằng công nghệ
Theo
thông tin từ Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, nhiều phụ
huynh vẫn chưa nhận thức đầy đủ nguy cơ xâm hại tình dục trẻ em, dẫn đến mất
cảnh giác.
Đa
phần trẻ em bị xâm hại đều có hoàn cảnh khó khăn, không nhận được sự quan tâm
đầy đủ của gia đình. Vì vậy, khi bị xâm hại, các em không có người chia sẻ,
thêm việc tự ti, mặc cảm nên không tố cáo hành động của người xấu.
Chương
trình giáo dục của nhà trường, đặc biệt là tiểu học, hiện chưa đưa các nội dung
về việc phòng chống xâm hại dẫn đến việc trẻ chưa nhận thức được vấn đề này.
Cục
cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao nêu rõ, tội phạm xâm hại
tình dục trẻ em ở Việt Nam gồm hai loại: Xâm hại trực tiếp và gián tiếp.
Đối
với tội phạm xâm hại trực tiếp, thủ đoạn tội ác thường là gặp gỡ, dụ dỗ tiền,
cho chơi game, rủ đi chơi… Khi các em sập bẫy, chúng rủ đến nơi vắng người để
thực hiện hành vi. Học sinh tiểu học, trung học, thậm chí trẻ em từ 3-5 tuổi
thường là mục tiêu của loại tội phạm này.
Qua
nghiên cứu, 90% kẻ xâm hại tình dục trẻ em là người gần gũi, quen biết (người
quen của bố mẹ, hàng xóm, họ hàng, thầy giáo, bố đẻ, bố dượng…).
Với
xâm hại gián tiếp, kẻ xấu thường dùng Internet để lôi kéo, chia sẻ nội dung
khiêu dâm trẻ em hoặc dụ dỗ các em quan hệ tình dục. Cách tiếp cận phổ biến và
tinh vi là thông qua hệ thống mạng xã hội, tin nhắn trực tuyến, web khiêu dâm,
chat. Với cách này, tội phạm không cần lộ diện, không mất công sức nhưng đạt
hiệu quả cao. Đặc biệt, ở Việt Nam, có đến 31% dân số tham gia mạng xã hội.
Vì
vậy, cần phải cảnh giác, trang bị cho các em những kiến thức cần thiết để trẻ
có thể tránh được những hậu quả nghiêm trọng về tâm lý, sức khỏe, học tập do bị
lạm dụng tình dục hay bị “bóc lột” qua mạng internet.
|