Nguyên tắc quản
lý ngân quỹ nhà nước
1-
Thực hiện quản lý ngân quỹ nhà nước tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống
Kho bạc Nhà nước;
2-
Thực hiện tập trung nhanh mọi nguồn thu nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu
thanh toán, chi trả cho ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch tại Kho bạc
Nhà nước theo quy định;
3-
Việc quản lý ngân quỹ nhà nước phải luôn đảm bảo an toàn và có hiệu quả; gắn kết
quản lý ngân quỹ nhà nước với quản lý ngân sách nhà nước và quản lý nợ công, đảm
bảo khả năng thanh toán các khoản nợ của Chính phủ.
Ngân quỹ nhà nước
tạm thời nhàn rỗi
Nghị
định quy định rõ ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi được sử dụng theo thứ tự
ưu tiên:1- Tạm ứng cho ngân sách trung ương; 2- Tạm ứng cho ngân sách cấp tỉnh;
3- Gửi có kỳ hạn các khoản ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi tại các ngân
hàng thương mại có mức độ an toàn cao theo xếp hạng của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam; trong đó, ưu tiên gửi tại ngân hàng thương mại có tính an toàn cao hơn, khả
năng thanh khoản tốt hơn và có mức lãi suất cao hơn. 4- Mua lại có kỳ hạn trái
phiếu Chính phủ.
Thời
hạn sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi tối đa không quá 1 năm đối với
việc sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để tạm ứng cho ngân sách trung
ương và ngân sách cấp tỉnh. Trường hợp ngân sách trung ương hoặc ngân sách cấp
tỉnh khó khăn, nguồn thu không đáp ứng đủ các nhu cầu chi theo kế hoạch, được
gia hạn tạm ứng với thời hạn tối đa không quá 1 năm; việc gia hạn tạm ứng do Bộ
trưởng Bộ Tài chính quyết định trên cơ sở đề nghị của Kho bạc Nhà nước, đảm bảo
tuân thủ các nguyên tắc như việc quyết định một khoản tạm ứng mới.
Trường
hợp gửi tại ngân hàng thương mại hoặc mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ
thì thời hạn sử dụng ngân quỹ nhà nước tối đa không quá 3 tháng.
Ngân
quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi là phần ngân quỹ chênh lệch dương giữa dự báo
thu và dự báo chi trong kỳ và phần chênh lệch giữa định mức tồn ngân quỹ nhà nước
đầu kỳ và tồn ngân quỹ nhà nước cuối kỳ.
Nghị
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017./. |