DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 119
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Đang xử lý 6 tin phản ánh tham nhũng qua đường dây nóng

Qua 25 ngày, 3 đường dây nóng của Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) nhận được 329 cuộc điện thoại và tin nhắn từ 27 địa phương và 12 bộ, ngành, toàn diện trên các lĩnh vực.

Thông tin trên được ông Phạm Trọng Đạt – Cục trưởng Cục Chống tham nhũng cho biết sáng 7/1. 

Cũng theo ông Đạt, phản ánh về tham nhũng chủ yếu là đất đai, khoáng sản; thuế, ngân hàng, tài chính, công tác cán bộ; lực lượng cơ  quan công quyền trực tiếp xử lý vụ việc có dấu hiệu mãi lộ, nhận hối lộ (cảnh sát, TTGT, kiểm lâm, thuế vụ, quản lý thị trường, tiếp công dân)…); xuất nhập khẩu và “chạy” việc làm; xây dựng công trình, dự án, thực hiện chính sách xã hội…

Trong đó, 160 tin (gần 50%) phản ảnh có sai phạm thuộc chức năng địa phương, bộ, ngành do người dân chưa hiểu quy định về thẩm quyền nên Cục đã giải thích, hướng dẫn cho người dân phản ánh đúng địa chỉ để giải quyết nhanh nhất những vấn đề phản ánh.

120 tin (30%) phản ánh có dấu  hiệu sai phạm tham nhũng, tiêu cực của các ngành, địa phương, Cục ghi nhận và đề nghị cung cấp thêm tài liệu để trực tiếp trao đổi với ngành, địa phương xử lý thông tin.

Đặc biệt 40 tin (trên 15%) có cơ sở dấu hiệu tham nhũng. “Đây là việc thuộc chức năng của Cục, phải trực tiếp phải xử lý báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ hoặc chuyển cơ quan chức năng khác phối hợp xử lý. Trong đó 6 nguồn tin đang xử lý có thể phải đề xuất Tổng Thanh tra Chính phủ xử lý nghiêm”, ông Phạm Trọng Đạt cho biết thêm.

Theo Cục trưởng Cục chống tham nhũng, đường dây nóng là một giải  pháp để thu thập nguồn tin thực tế nhất để nghiên cứu, đề ra giải pháp tham mưu phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý nhà nước vì “chỉ người dân (bao gồm cả cán bộ, công chức) mới biết và có những nguồn tin cụ thể nhất, phục vụ cho công tác cán bộ, đấu tranh chống tham nhũng nên cần phải tiếp tục làm, nhưng quan trọng là cơ chế xử lý, quản lý như thế nào để duy trì hiệu quả”.
(Nguồn: BPL)
CÁC TIN KHÁC:
Tổng kết 06 năm thi hành Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước (8/1/2016)
Không bỏ qua những vụ án “thường thường, nhỏ nhỏ“ (8/1/2016)
Đề nghị xử lý sai phạm kinh tế một loạt bệnh viện (8/1/2016)
Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (7/1/2016)
Hỗ trợ người đóng BHXH tự nguyện (6/1/2016)
Cục thi hành án dân sự TT Huế vượt chỉ tiêu Bộ giao (6/1/2016)
Nhiều băng nhóm tội phạm nguy hiểm đội lốt doanh nghiệp (6/1/2016)
Chia sẻ kinh nghiệm về con nuôi với Campuchia (5/1/2016)
Gắn bó với nhân dân mới làm tròn được trọng trách của ĐBQH (5/1/2016)
Phát hiện 5 người kê khai tài sản không trung thực (5/1/2016)
Không đưa vào danh sách ứng cử người tham vọng quyền lực (5/1/2016)
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa (5/1/2016)
Kéo dài một số chính sách với trẻ em và giáo viên mầm non (4/1/2016)
Một số điểm mới trong thực hiện nghĩa vụ quân sự (4/1/2016)
Được khai thác thông tin của mình trong CSDL quốc gia về dân cư (4/1/2016)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design