Theo Nghị định, Bảo hiểm xã hội Việt
Nam là cơ quan nhà nước thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện các chế
độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm
thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,
bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu
sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm thất nghiệp; của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế; của Bộ Tài chính về chế độ
tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Nhiệm
vụ, quyền hạn của BHXH Việt Nam
Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ đề
xuất, kiến nghị Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược phát
triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam; kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về hoạt
động của BHXH; đề án bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
thất nghiệp, bảo hiểm y tế sau khi được Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt
Nam thông qua; tổ chức, thực hiện chiến lược, các kế hoạch, đề án sau khi được
phê duyệt.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ tổ
chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của các cơ quan, đơn vị,
tổ chức, người sử dụng lao động và cá nhân theo quy định của pháp luật. Tiếp nhận
các khoản kinh phí từ ngân sách nhà nước chuyển sang để chi các chế độ bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; tiếp nhận hồ sơ, giải quyết
các chế độ ốm đau, thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất;
dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp; khám, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tổ chức chi trả lương hưu;
trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp ốm đau; trợ cấp thai sản;
trợ cấp mất sức lao động; trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai
sản và sau khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp tử tuất;
chi phí khám, chữa bệnh đầy đủ, thuận tiện, đúng thời hạn; tổ chức thu bảo hiểm
thất nghiệp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động và người
lao động; tổ chức chi trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc
làm, đóng bảo hiểm y tế cho người được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định
của pháp luật.
Đồng thời, quản lý và sử dụng các quỹ bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bao gồm: Quỹ hưu trí và tử tuất;
quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quỹ ốm đau và thai sản; quỹ bảo hiểm thất
nghiệp; quỹ bảo hiểm y tế theo nguyên tắc tập trung thống nhất, công khai, minh
bạch, đúng mục đích theo quy định của pháp luật; tổ chức hạch toán các quỹ bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật...
Hội
đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt
Nam giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giám sát hoạt động của Bảo hiểm
xã hội Việt Nam và tư vấn về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,
bảo hiểm y tế.
Hội đồng quản lý gồm đại diện lãnh đạo
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên
minh hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội
Việt Nam và thành viên khác do Chính phủ quy định.
Hội đồng quản lý có Chủ tịch, các Phó
Chủ tịch và các Ủy viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý
là 5 năm.
Cơ
cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt
Nam ở trung ương gồm 24 đơn vị: 1- Vụ Tài chính - Kế toán; 2- Vụ Hợp tác quốc tế;
3- Vụ Thanh tra - Kiểm tra; 4- Vụ Thi đua - Khen thưởng; 5- Vụ Kế hoạch và Đầu
tư; 6- Vụ Tổ chức cán bộ; 7- Vụ Pháp chế; 8- Vụ Quản lý đầu tư quỹ; 9- Vụ Kiểm
toán nội bộ; 10- Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; 11- Ban Thực hiện
chính sách bảo hiểm y tế; 12- Ban Thu; 13- Ban Sổ - Thẻ; 14- Ban Dược và Vật tư
y tế; 15- Văn phòng (có đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh); 16- Viện Khoa học
bảo hiểm xã hội; 17- Trung tâm Truyền thông; 18- Trung tâm Công nghệ thông tin;
19- Trung tâm Lưu trữ; 20- Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế và Thanh toán đa
tuyến khu vực phía Bắc; 21- Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế và Thanh toán đa
tuyến khu vực phía Nam; 22- Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội; 23- Báo Bảo
hiểm xã hội; 24- Tạp chí Bảo hiểm xã hội.
Số lượng cấp phó của người đứng đầu các
tổ chức thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam không quá 3 người.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 20 tháng 2 năm 2016 va thay thế Nghị định số 05/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng
01 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức
của Bảo hiểm xã hội Việt Nam./. |