Theo đó, việc giám sát được thực hiện thông qua phương thức hoạt động
kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chủ sở
hữu hoặc đại diện chủ sở hữu đối với tập đoàn, tổng công ty. Đồng thời, thông
qua báo cáo định kỳ hoặc đột xuất của chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu,
người đại diện vốn nhà nước và tập đoàn, tổng công ty; thông qua báo cáo kiểm
toán, báo cáo đánh giá, kiến nghị của Bộ, ngành, địa phương về các nội dung
liên quan đến lao động, tiền lương, tiền thưởng và chế độ khác đối với người
lao động và viên chức quản lý tại tập đoàn, tổng công ty.
Nội dung giám sát chủ yếu bao gồm: Định mức lao động; tuyển dụng, sử
dụng lao động; Tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động, viên
chức quản lý và người đại diện vốn nhà nước; Xây dựng và thực hiện các quy chế,
nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế dân chủ cơ sở và thực hiện
các chế độ khác đối với người lao động.
Báo cáo khi nhận được yêu cầu của cơ quan giám sát
Thông tư cũng quy định, hằng năm, công ty mẹ - tập đoàn, tổng công ty
nhà nước; công ty con do công ty mẹ - tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoặc công
ty mẹ - tập đoàn, tổng công ty Nhà nước chi phối làm chủ sở hữu; người đại diện
vốn nhà nước yêu cầu công ty mẹ - tập đoàn, tổng công ty Nhà nước chi phối;
người đại diện vốn của tập đoàn, tổng công ty yêu cầu công ty con do công ty mẹ
nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối lập báo cáo giám sát theo thời gian quy định
hoặc chuẩn bị báo cáo, thuyết minh giải trình, bố trí người làm việc (đối với
giám sát thông qua hình thức kiểm tra) khi nhận được yêu cầu của cơ quan giám
sát theo đúng nội dung, thời gian và chịu trách nhiệm về nội dung, số liệu cung
cấp trong báo cáo giám sát.
Cơ quan giám sát trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ báo cáo,
thuyết minh, giải trình phải có ý kiến về các nội dung theo báo cáo của tập
đoàn, tổng công ty.
Khi cơ quan giám sát nhận được yêu cầu của cơ quan kiểm toán hoặc Bộ,
ngành, địa phương kiến nghị về các nội dung có liên quan thì trong vòng 30 ngày
phải có văn bản trả lời về kiến nghị của các cơ quan này.
Xử lý sau khi giám sát, kiểm tra
Sau khi rà soát, kiểm tra, trường hợp tập đoàn, tổng công ty thực hiện
đúng các quy định của nhà nước thì cơ quan giám sát có văn bản thông báo để tập
đoàn, tổng công ty biết, tiếp tục thực hiện.
Trường hợp tập đoàn, tổng công ty có nội dung thực hiện chưa đầy đủ theo
quy định của nhà nước thì cơ quan giám sát có văn bản yêu cầu tập đoàn, tổng
công ty phải thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước. Văn bản phải nêu rõ
nội dung yêu cầu và thời hạn thực hiện.
Trường hợp tập đoàn, tổng công ty có nội dung thực hiện sai quy định của
Nhà nước thì cơ quan giám sát có văn bản yêu cầu tập đoàn, tổng công ty phải
lập tức hủy bỏ và sửa đổi, bổ sung các nội dung không đúng quy định và có giải
pháp khắc phục hậu quả của việc tổ chức thực hiện không đúng quy định. Đồng
thời thông báo việc sai phạm và kiến nghị với cơ quan liên quan có các hình
thức kỷ luật thích hợp hoặc đề nghị cơ quan điều tra truy tố trước pháp luật
theo mức độ sai phạm đối với người đứng đầu và người xây dựng, ban hành và thực
hiện không đúng các quy định của Nhà nước.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/5/2015.
|