Hoàn thành 100% nhiệm vụ xây dựng
văn bản
Báo cáo kết quả công tác chủ yếu
trong quý I, Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho biết: Bộ, ngành Tư
pháp đã bám sát Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ để tập trung triển khai
các nhiệm vụ trọng tâm.
Theo đó, công tác xây dựng văn bản
được đẩy mạnh ngay từ đầu năm, trình 5/5 văn bản thuộc Chương trình công tác
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đạt tỷ lệ 100%. Đối với 95 văn bản nợ đọng
quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực, các cơ quan có thẩm quyền ban hành được
22 văn bản, đạt 23,16% (cao hơn so với cùng kỳ năm 2014).
Qua kiểm tra 864 văn bản, Bộ Tư pháp
phát hiện 62 văn bản vi phạm các quy định tại Nghị định số 40/2010/NĐ-CP.
Trong công tác kiểm soát thủ tục
hành chính, Bộ đã tham gia ý kiến, đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ 143/188
thủ tục quy định tại 22 dự thảo văn bản.
Chánh Văn phòng Bộ Trần Tiến Dũng
cũng thông báo những nhiệm vụ trọng tâm công tác quý II của Bộ, một số nội dung
cụ thể của Dự án Bộ luật Hình sự sửa đổi, của Dự án Luật Đấu giá tài sản.
Đồng thời nêu quan điểm của Bộ trong
hai vụ việc đang được dư luận quan tâm là việc thi hành án giao tài sản trúng
đấu giá cho Công ty Phương Trang, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và việc giải quyết
tố cáo của Thẩm tra viên Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Quảng Ninh Nguyễn
Trọng Phúc.
Đáng chú ý, với chức năng, quyền hạn
của mình, Bộ Tư pháp nêu lý do Chính phủ đề nghị bổ sung 3 luật vừa được Quốc
hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8, chưa có hiệu lực thi hành vào Chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh năm 2015 là để thực hiện Kết luận số 86-KL/TW của Bộ Chính
trị về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc,
cán bộ khoa học trẻ.
Nhận được nhiều sự quan tâm của báo
giới
Trả lời câu hỏi của phóng viên về
lĩnh vực THADS, Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Hoàng Sỹ Thành cho biết, vụ
khiếu nại về việc THADS của bà Phạm Thị Hồng Tự (Hải Phòng) hiện thuộc thẩm
quyền giải quyết của Cục THADS TP.Hải Phòng, nhưng do vụ việc phức tạp nên lãnh
đạo Tổng cục sẽ có những chỉ đạo tiếp theo.
Còn qua vụ việc Vinashin vốn là án
phải có đơn yêu cầu, không phải án chủ động để thu hồi tài sản cho ngân sách
nhà nước nhưng từ đó phát hiện “lỗ hổng” của pháp luật làm thất thoát ngân
sách, nhất là đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa mà Nhà nước góp vốn thì phải
có giải pháp hạn chế.
Là một trong những bộ luật quan
trọng, Dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) cũng được rất nhiều phóng viên đặt câu
hỏi. Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự- hành chính Trần Văn Dũng nhấn mạnh,
việc giảm án tử hình xuống chung thân khi khắc phục được khoản tiền phạt nhất
định phù hợp với xu thế cải cách tư pháp và chủ trương giảm áp dụng hình phạt
tử hình.
Đặc biệt với tội phạm tham nhũng để
có thể thu được một khoản tiền nhất định do tham nhũng mà có khi thực tiễn thi
hành vừa qua cho thấy hình phạt tử hình vẫn được áp dụng trong khi tiền bất
chính cũng không thu hồi được là bao.
Trước ý kiến phản ánh việc quy định
trách nhiệm hình sự của pháp nhân là vi hiến, ông Dũng cho biết vấn đề này vẫn
đang được nghiên cứu thận trọng nhưng nếu cho là vi hiến thì việc pháp nhân
hiện đang phải nộp thuế có trái với Hiến pháp không khi Hiến pháp quy định:
“Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế”.
Đối với “loạn” xử phạt cơ quan báo
chí, Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật
Đặng Thanh Sơn cho biết, đây là vấn đề cần nghiên cứu tổng thể, nhưng để giải
quyết trước mắt, Bộ Tư pháp đề xuất là tất cả hành vi vi phạm hành chính do cơ
quan báo chí thực hiện đang được quy định trong các nghị định hiện hành sẽ
không áp dụng với cơ quan báo chí mà tập trung thực hiện theo Nghị định về xử
phạt vi phạm hành chính./.
|