|
|
|
|
|
Khách online: 29 |
Lượt khách: 1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cha biệt tích, làm sao hưởng thừa kế? |
Năm 1970 mẹ tôi mất, năm 1990 cha tôi đi vượt biên cho đến nay không tin tức và có người quen cho biết ông đã chết. Chúng tôi có 4 anh em, người anh cả và các con đi nước ngoài và không có liên lạc với nhau. Hiện nay còn 1 người anh đang sống tại nhà do cha mẹ tôi đứng tên (nhưng không có di chúc cho ai thừa kế), tôi ở nhà riêng và còn 1 người em út đang thuê nhà ở |
Vào tháng 6.2006, tôi có làm thủ tục tuyên bố mất tích cho cha tôi và đến tháng 6.2008 thì tòa án đã ra quyết định tuyên bố cha tôi mất tích. Hỏi bao lâu nữa thì chúng tôi được cấp giấy chứng tử cho cha tôi, và đến khi nào tôi sẽ được chia phần tài sản thừa kế của cha mẹ tôi để lại?
Trả lời: Điều 81 Bộ luật Dân sự quy định: “Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết, nếu sau 3 năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là người đó còn sống”. Trường hợp trên, anh phải chờ sau 3 năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức gì của người cha, thì anh tiến hành làm đơn xin tuyên bố công dân đã chết.
Theo quy định tại điều 22 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27.12.2005 của Chính phủ: Trường hợp một người bị tòa án tuyên bố là đã chết, thì quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật thay cho giấy báo tử.
Như vậy, khi có quyết định tuyên bố công dân đã chết có hiệu lực, anh tiến hành thủ tục đăng ký khai tử cho người cha theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch. Sau khi cấp giấy chứng tử, anh tiến hành thủ tục khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản theo quy định của pháp luật. Trường hợp có tranh chấp anh có thể làm đơn khởi kiện nhờ tòa án có thẩm quyền giải quyết. |
|
(Nguồn: Suu tam) |
|
|
|
|
|
|