DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 28
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Những vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân

Sáng ngày hôm qua (12/11/2015), dự thảo Luật trưng cầu ý dân đã được trình lên Quốc hội lần cuối để thảo luận trước khi thông qua tại kì họp.

Nhìn chung, so với dự thảo lần trước đó thì dự thảo lần này, đã quy định rõ hơn bốn vấn đề mà Quốc hội có thể xem xét, quyết định trưng cầu ý dân , đó là:

Thứ nhất: Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp

Thứ hai: Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của quốc gia.

Thứ ba: Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế-xã hội có ảnh hưởng lớn đến quốc kế dân sinh.

Thứ tư:Vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước.

Thế nhưng, tại kì họp này một số Đại biểu Quốc hội vẫn cho rằng quy định như vậy là chưa đầy đủ, rõ ràng. Vì sao vậy?

Một ý kiến đến từ Đại biểu Bùi Mạnh Hùng, đến từ Bình Phước thì cho rằng nếu không có tiêu chí cụ thể thì khó có thể đánh giá vấn đề nào là “quan trọng”, “đặc biệt quan trọng”, vẫn còn lan man lắm. Hơn nữa cũng không thể phân biệt tiêu chí “quan trọng” trong Luật Trưng cầu ý dân khác gì với thẩm quyền của Quốc hội quyết định những vấn đề “quan trọng” của đất nước - được quy định trong Hiến pháp được.

Còn với ý kiến của Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cũng chia sẻ nỗi băn khoăn này. Theo đại biểu Vinh, ông đề nghị quy định rõ hơn, đồng thời phải bổ sung những việc mà theo ông không thể đưa ra trưng cầu ý dân như thể chế chính trị, mô hình tổ chức quyền lực và thậm chí là thuế, ngân sách quốc gia... bởi có thể là “chuyên môn sâu, cử tri không thể đủ hiểu biết mà quyết định được”.

Lần này, dự thảo cũng đưa ra một phương án duy nhất về điều kiện một kết quả trưng cầu dân ý được coi là có giá trị pháp lý. Theo phương án này, phải có ít nhất 3/4 tổng số cử tri tham gia và quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành về nội dung đưa ra trưng cầu ý dân.

Một ý kiến khác của đại biểu Lâm Lệ Hà (Tỉnh Kiên Giang) cho rằng tiêu chuẩn như vậy là quá cao,không thực tế. Đại biểu cho rằng: “Trưng cầu ý dân được quy định trong Hiến pháp từ năm 1946 rồi nhưng chưa áp dụng trên thực tế, người dân còn rất lạ lẫm, chưa có ý thức đầy đủ về quyền này. Luật đưa tỉ lệ quá cao thì có thể dẫn tới sẽ gượng ép cử tri tham gia, làm mất ý nghĩa của trưng cầu ý dân. Tôi đề nghị chỉ cần 2/3 cử tri tham gia và quá bán ủng hộ là được”.

Ngoài ra, một số vấn đề kỹ thuật khác cũng được Đại biểu góp ý để hoàn thiện thêm.Ví dụ như Đại biểu Võ Thị Dung (TP.HCM) đề nghị bổ sung, làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp trong việc tham gia tổ chức, triển khai trưng cầu ý dân. Từ đấy, Luật Chính quyền địa phương cũng cần có điều khoản về trách nhiệm Ủy ban nhân dân trong kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm hành chính trong quá trình trưng cầu ý dân...vv…

Có thể nói rằng, tại kì họp lần này, có rất nhiều ý kiến trái chiều khác nhau, mỗi ý kiến của các đại biểu là nền tảng để tạo nên nền tư pháp pháp quyền ngày càng tiến bộ, phù hợp hơn.

(Nguyễn Thủy - ghi)

./.


(Nguồn: baophapluat)
CÁC TIN KHÁC:
Bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận Luật sư bào chữa (12/11/2015)
Quyền hưởng di sản của người Việt nam định cư ở nước ngoài (12/11/2015)
Từ ngày 1/5/2016, có sư biến động mới về lương (10/11/2015)
Dự thảo luật đấu giá tài sản: Tăng tiền điện nước (7/11/2015)
Sở Tư pháp Nghệ An tập huấn Luật mới cho hơn 170 học viên (6/11/2015)
Không được để chỉ số cải cách hành chính tụt dần đều (6/11/2015)
Năm 2015: Đã giải quyết hơn 530 ngàn việc THADS (6/11/2015)
Sửa đổi một số quy định về hộ chiếu (6/11/2015)
TPP sẽ tác động theo hướng tích cực tới thị trường bất động sản (1/11/2015)
Quy định mới về thời hạn thẻ đi lại của doanh nhân APEC (1/11/2015)
Quy định mới về lập nhiệm vụ tài nguyên nước (24/10/2015)
Quy định về cấp, hủy bỏ mã ngân hàng (24/10/2015)
Không để tình trạng nợ đọng văn bản trong lĩnh vực THADS (21/10/2015)
Nghị định quy định về an ninh hàng không (21/10/2015)
Chứng thực bản sao: Có hiện tượng sợ sai nên từ chối yêu cầu của dân? (21/10/2015)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design