DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 100
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Giai đoạn mới của hội nhập quốc tế

Việt Nam tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, hướng đến một giai đoạn mới thực chất hơn, tìm kiếm những đột phá cả về tư duy và hành động.

Ông Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao (Học viện Ngoại giao) đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo điện tử Chính phủ về những điểm nổi bật trong đường lối đối ngoại của Đảng sau Đại hội lần thứ XII.

Xin ông phân tích về những điểm đáng chú ý trong phương châm và định hướng lớn của công tác đối ngoại được đề cập trong Nghị quyết Đại hội XII?

Ông Trần Việt Thái: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII vừa thành công tốt đẹp trên tất cả các mặt, từ khâu tổ chức, tới nhân sự, văn kiện, đường lối..., tạo dấu ấn rất đậm nét về sự ổn định chính trị, về chính sách đổi mới, mở cửa, cũng như triển vọng phát triển của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Riêng trong lĩnh vực đối ngoại, Văn kiện Đại hội lần thứ XII đã xác định rõ đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta cho giai đoạn 5 năm tới, trong đó nổi lên các điểm đáng chú ý như sau:

Thứ nhất là Việt Nam sẽ nhất quán thực hiện hội nhập quốc tế một cách tích cực, chủ động và toàn diện. Đây là chủ trương rất lớn, có tính kế thừa và xuyên suốt của Đảng ta. Năm năm qua, kể từ sau Đại hội XI, Việt Nam đã từng bước tham gia đàm phán xây dựng luật chơi, phát huy vai trò tại nhiều cơ chế, diễn đàn ở khu vực và trên thế giới. Những năm tới, Việt Nam sẽ chuyển mạnh sang thực thi cam kết, tham gia sâu hơn và thực chất hơn, biến những lợi ích của hội nhập quốc tế thành những kết quả cụ thể, tìm kiếm những đột phá cả về tư duy và hành động để phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tôi cho rằng đây là điểm quan trọng nhất.

Thứ hai là việc xác định lợi ích quốc gia-dân tộc là tối thượng. Đây vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc nền tảng, và là kim chỉ nam trong triển khai chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế. Sở dĩ chúng ta nhấn mạnh lợi ích quốc gia-dân tộc là cao nhất là bởi vì tình hình thế giới ngày càng phức tạp, trong đó quan hệ giữa các nước lớn diễn biến rất khó lường. Trật tự thế giới đa cực đang định hình ngày một rõ nét. Nếu chúng ta xử lý không khéo léo, không cân bằng quan hệ đối ngoại, nếu chúng ta không có điểm tựa vững chắc cả trong tư duy và hành động, sẽ rất dễ bị chệch hướng. Trong quá trình xây dựng Văn kiện, điều này đã được các chuyên gia, các đồng chí lãnh đạo… thảo luận kỹ và đã được đưa vào Văn kiện Đại hội XII. Đây là điểm đạt được sự đồng thuận rất cao tại Đại hội XII vừa qua.

Thứ ba là vai trò mới của ngoại giao đa phương. Đây cũng là điểm mới trong văn kiện lần này liên quan tới công tác đối ngoại. Những năm qua, chúng ta đã từng bước làm sâu sắc hơn quan hệ của Việt Nam với các nước, các đối tác chủ chốt. Quan hệ đối ngoại song phương của Việt Nam phát triển rất tốt đẹp. Trong nhiệm kỳ qua, đã lập thêm được 8 đối tác chiến lược, nâng cấp lên đối tác chiến lược toàn diện hoặc sâu rộng với hai nước, lập quan hệ đối tác toàn diện với 3 nước. Về cơ bản, chúng ta đã hình thành khuôn khổ hợp tác sâu rộng với hầu hết các đối tác chủ chốt, trong đó có 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và các nước có vai trò quan trọng ở cả 5 châu lục.

Nhưng khi càng hội nhập sâu rộng vào cộng đồng quốc tế, ngoại giao song phương là chưa đủ. Cần có ngoại giao đa phương mạnh mẽ, vững chắc để bổ sung thêm công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Chính vì vậy, tăng cường đầu tư và nâng tầm ngoại giao đa phương, gắn ngoại giao đa phương với ngoại giao song phương, hướng ngoại giao đa phương vào phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là cực kỳ quan trọng.

Theo ông, cơ sở nào để Đảng đưa ra những phương châm và định hướng trên?

Ông Trần Việt Thái: Có hai cơ sở quan trọng để Đảng ta đưa ra những phương châm và định hướng nêu trên.

Thứ nhất là cơ sở bên trong nước. Tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta sau 30 năm đã đạt được những thành tựu rất to lớn và tạo dựng được những nền tảng quan trọng. Thế và lực của đất nước ta đã được nâng lên rõ rệt. Uy tín quốc gia ngày càng tăng trong cộng đồng quốc tế. Tiếp tục đổi mới theo hướng hội nhập quốc tế phù hợp với chuẩn chung của thế giới vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ trọng yếu, có tính sống còn trong bối cảnh hiện nay.

Về cơ sở bên ngoài, tình hình thế giới và khu vực diễn biến ngày càng phức tạp, những thách thức đặt ra ngày càng lớn, sức ép trong việc duy trì hòa bình ổn định, bảo vệ chủ quyền và trong quá trình hội nhập ngày càng tăng. Càng hội nhập sâu, chúng ta càng bộc lộ những hạn chế về con người, nguồn lực, thể chế, tư duy nhận thức…

Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang đứng trước những thời cơ lớn chưa từng có để đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng phát triển thấp, nghèo nàn, lạc hậu. Sự phát triển của khoa học công nghệ, sự liên kết sâu rộng trong lĩnh vực kinh tế thương mại… có thể giúp rút ngắn khoảng cách phát triển. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, phát triển trong nước không thể tách rời với hội nhập quốc tế.

Đảng ta đã nhìn rõ những thời cơ và thách thức, đánh giá đúng về vai trò ngày càng tăng của công tác đối ngoại trong giai đoạn hiện nay và quyết tâm đề ra những biện pháp đổi mới, mở cửa, trong đó có đổi mới về đối ngoại để đưa đất nước tiến lên.

Theo ông, đường lối đối ngoại của Đảng sẽ được triển khai như thế nào trong bối cảnh hiện nay?

Ông Trần Việt Thái: Ngay sau khi Đại hội XII thành công tốt đẹp, lãnh đạo ngành ngoại giao đã có chỉ đạo bắt tay sớm vào công tác quán triệt và triển khai Nghị quyết của Đại hội XII cả ở trong và ngoài nước, với tinh thần kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được, thiết thực, hiệu quả.

Về hội nhập quốc tế, tháng 1/2016 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây là bước cụ thể hóa Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế. Ngành ngoại giao sẽ bám sát những chủ trương ghi trong Nghị quyết của Đảng, chiến lược của quốc gia để thực hiện với trọng tâm là nâng cao hiệu quả thiết thực, từng bước góp phần xây dựng năng lực hội nhập cho các lực lượng chủ chốt tham gia vào quá trình hội nhập như các bộ, ngành, doanh nghiệp, các đoàn thể, và các địa phương, đi đôi với tuyên truyền sâu rộng về lợi ích, nhiệm vụ của hội nhập quốc tế.

Về ngoại giao song phương, Việt Nam sẽ tiếp tục làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác chủ chốt, đưa các mối quan hệ này đi vào thực chất hơn, gắn chặt hơn với việc bảo vệ môi trường hòa bình, ổn định, phục vụ trực tiếp hơn sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Các mặt công tác như ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa sẽ được triển khai đồng bộ với công tác lãnh sự, bảo hộ công dân, thông tin đối ngoại, phát huy vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Về ngoại giao đa phương, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cả về cơ sở vật chất, nguồn lực… để tiến tới đảm nhiệm tốt các nhiệm vụ to lớn trong 5 năm tới như năm APEC 2017, thành viên ECOSOC (nhiệm kỳ 2016-2018), tham gia Hội đồng UNESCO nhiệm kỳ 2015-2019, phát huy vai trò tại các diễn đàn khu vực, nhất là những cơ chế do ASEAN dẫn dắt để phục vụ trực tiếp hơn cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ở Biển Đông, duy trì đoàn kết trong ASEAN, góp phần nâng cao uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Ngoại giao Việt Nam đã sẵn sàng hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của mình dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

(Nguồn: chinhphu)
CÁC TIN KHÁC:
Hội nghị toàn quốc triển khai công tác bầu cử ĐBQH, HĐND các cấp (4/2/2016)
Tăng cường phối hợp giữa 4 Văn phòng Trung ương (4/2/2016)
Hội nghị toàn quốc về hoạt động của HĐND, UBND nhiệm kỳ 2011-2016 (4/2/2016)
Tiếp tục củng cố, đổi mới HTX cả về tổ chức, quản lý và hoạt động (1/2/2016)
Công điện chỉ đạo tìm kiếm, cứu nạn vụ sạt lở núi đá và tai nạn lao động (1/2/2016)
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2016 (1/2/2016)
Quảng Trị: Chính quyền “hô biến” đất của dân thành của… thị trấn? (29/1/2016)
Người nước ngoài sở hữu không quá 30% số căn hộ một chung cư (29/1/2016)
Hà Nội giảm án, tha tù cho 145 phạm nhân (29/1/2016)
Loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2 (29/1/2016)
Cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để khắc phục hậu quả tiên tai (29/1/2016)
Điều kiện thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài (29/1/2016)
Hàng loạt dự án nông nghiệp đội vốn đầu tư (25/1/2016)
Thái Bình: 10 triệu đồng một lần chào xã giao giám đốc Sở (25/1/2016)
Hơn 30% đại biểu được đề cử bổ sung xin rút ứng cử TƯ (25/1/2016)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design