DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 1
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Chính sách hình sự và tố tụng hình sự: Nhân đạo nhưng phải phòng, chống tội phạm hiệu quả

Một loạt các vấn đề “nóng” trong pháp luật hình sự và tố tụng hình sự như giảm án tử hình, tạm tha có điều kiện, quyền không khai báo của bị can, bị cáo… đã được Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp (BCĐ CCTP) TƯ cho ý kiến tại phiên họp lần thứ 18 diễn ra sáng (30/1).

Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang – Trưởng BCĐ yêu cầu, các đề án giảm hình phạt tử hình trong bộ luật hình sự (sửa đổi) và hạn chế việc áp dụng hình phạt tử hình, qui định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong bộ luật hình sự (sửa đổi), một số nội dung cơ bản của việc sửa đổi, bổ sung bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) và đề án tạm tha có điều kiện trong thi hành án phạt tù phải được hoàn thiện để góp phần triển khai Hiến pháp 2013, xây dựng nền tư pháp công bằng, bảo vệ công lý, quyền con người và quyền công dân.

Không bỏ án tử hình đối với các tội tham nhũng

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng cho biết, dự kiến sẽ bỏ hình phạt tử hình đối với 07 trong số 22 tội danh có qui định hình phạt tử hình trong bộ luật hình sự (giảm 31,81% so với với qui định hiện hành). Bà Lê Thị Thu Ba – Phó trưởng BCĐ CCTP TƯ đề nghị “không bỏ hình  phạt tử hình với tội phá hoại tài sản để không “bó tay” mình khi cần xử lý”. Ngoài ra, có ý đề nghị bỏ hình phạt tử hình đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ.

Song theo Bộ Tư pháp và đa số thành viên BCĐ CCTP TƯ, việc bỏ hình phạt tử hình đối với tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ - hai tội phạm tham nhũng đặc trưng nhất, nghiêm trọng nhất – là chưa phù hợp, dẫn đến cách hiểu pháp luật “nương tay” với các quan chức tham nhũng và không được nhân dân đồng tình ủng hộ. Còn GS.Lê Minh Tâm – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội luật gia Việt Nam nhấn mạnh, bỏ án tử hình đối với tội phạm liên quan đến hàng giả là “nhân đạo với người này nhưng không nhân đạo với người khác” vì hàng giả ảnh hưởng đến quyền sống, sức khỏe của cộng đồng. Do đó, đa số thống nhất cần duy trì hình phạt tử hình đối với 3 tội danh này để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, cũng như đề cao tình răn đe, phòng ngừa chung.

Từ thực tế, có một số tội phạm trong nhiều năm không áp dụng hình phạt tử hình hoặc chỉ áp dụng khi có hậu quả chết người (hiếp dâm trẻ em, cướp, sản xuất hàng giả), ông Nguyễn Sơn – Phó Chánh án TANDTC đề nghị, có thể qui định áp dụng hình phạt chung thân không ân giảm đối với những tội trên nhưng “phải qui định cụ thể những trường hợp áp dụng hình phạt tử hình để áp dụng công tâm, minh bạch, không phải do ý chỉ chủ quan”.

Bộ Tư pháp đề xuất không bỏ hình phạt tử hình đối với 3 tội danh trên nhưng có thể nghiên cứu vận dụng cơ chế không thi hành án tử hình và chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân (có thể là chung thân không ân giảm) để tạo cho người bị kết án tử hình một cơ hội được sống khi có đủ những điều kiện nhất định, đáp ứng yêu cầu hạn chế hình phạt tử hình trên thực tế và đáp ứng mục tiêu thu hồi tài sản tham nhũng.

Đơn giản hóa thủ tục tạm tha để tránh “chạy chọt”

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị như vậy vì cho rằng, qui trình, thủ tục tạm tha theo đề xuất của Bộ Công an “quá rườm rà, phức tạp, dễ nảy sinh tư tưởng “chạy chọt”. Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho biết, Bộ Công an đề xuất chính sách tạm tha có điều kiện trong thi hành án phạt tù đối với những phạm nhân có đủ các điều kiện: phạm tội lần đầu và phải chấp hành được ít nhất ½ mức án (một số đối tượng ưu tiên phải chấp hành được ít nhất 1/3 mức án); thực sự ăn năn, hối cải, có kết quả cải tạo khá, tốt; đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (nếu có); có nơi cư trú rõ ràng và khi được tạm tha không làm ảnh  hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Vấn đề được quan tâm nhiều trong chính sách tạm tha trong thi hành án hình sự là việc tổ chức trực tiếp quản lý giám sát đối với những người được tạm tha. Bên cạnh đó, với qui trình đưa ra, việc tạm tha sẽ được xem xét theo từng đợt sẽ khiến “nhiều người sẽ bị thiệt thòi, không đảm bảo công bằng cho những người có điều kiện được tạm tha” nên ông Nguyễn Doãn Khánh – Phó trưởng ban Nội chính TƯ đề nghị, việc xem xét tạm tha cho phạm nhân đủ điều kiện phải được làm thường xuyên để họ kịp thời được hưởng chính sách nhân đạo này.

Tốn kém cũng phải mở rộng các trường hợp bắt buộc mời người bào chữa

Tranh luận xung quanh qui định của dự thảo BLTTHS (sửa đổi) về mở rộng các trường hợp bắt buộc mời người bào chữa, một số ý kiến lo ngại mở rộng sẽ tốn kém kinh phí nhưng bà Lê Thị Thu Ba cho rằng, đây là qui định để đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo thì “dù tốn kém cũng phải mở rộng”. Đồng tình, ông Nguyễn Doãn Khánh nhấn mạnh, “công lý là lớn hơn cả, nếu vì đồng tiền mà hạn chế quyền con người thì không được”.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến lưu ý, nếu mở rộng các trường hợp bào chữa bắt buộc nhưng không có kinh phí đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến quá trình tố tụng vì “kinh phí thấp như hiện nay thì nhiều LS sẽ “trốn” bào chữa khiến vụ án không thể được giải quyết”.

Các ý kiến cũng đồng tình qui định “quyền không đưa ra các chứng cứ bất lợi” chứ không qui định “quyền im lặng” trong TTHS như đề xuất của Liên đoàn Luật sư Việt Nam để tránh bị hiểu nhầm là quyền không tố cáo, khai báo các hành vi phạm tội. Đồng thời đề nghị bỏ qui định về cấp giấy nhận người bào chữa trong dự thảo BLTTHS (sửa đổi) để hoạt động bào chữa không bị  phụ thuộc vào việc cơ quan tố tụng “thích hay không thích” luật sư tham gia…

Hương Giang

Đề án qui định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong BLHS (sửa đổi) đề xuất 3 tiêu chí về loại tội áp dụng đối với pháp nhân là hành vi vi phạm  mang tính phổ biến; đạt đến một mức độ nguy hiểm nhất định; có tình khả thi (có thể chứng minh được trên thực tế), gồm 15 tội, tập trung vào loại hình phạt: phạt tiền (được áp dụng chủ yếu, theo số lần giá trị vi phạm và cao hơn mức phạt đối với cá nhân phạm  tội cùng loại) và tước giấy phép tạm thời hoặc vĩnh viễn. Có ý kiến đề nghị bổ sung thêm hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả hay hành vi vi phạm qui định trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm… để bao quát đầy đủ các hành vi pháp nhân có thể vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, cần lưu ý vấn đề giải phóng trách nhiệm cho pháp nhân khi đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả.

(Nguồn: www.moj.gov.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Đẩy mạnh cải cách TTHC trong công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (10/2/2015)
“Giữ chân” công lý bằng phòng, chống tiêu cực (10/2/2015)
Hội đàm và ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Lào giai đoạn 2015 – 2020 (10/2/2015)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không để tội phạm lộng hành (10/2/2015)
Linh hoạt về giám hộ, hết “cửa” tẩu tán tài sản chung của vợ chồng (10/2/2015)
Phấn đấu đến tháng 3/2016 bắt đầu nhập dữ liệu về công dân (10/2/2015)
Bộ, ngành, địa phương phải xác định chỉ tiêu tiết kiệm cụ thể (10/2/2015)
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương điều hành tài chính-ngân sách (9/2/2015)
Lễ ra mắt Ban vận động thành lập Hội Luật quốc tế Việt Nam (9/2/2015)
Ký Chương trình hợp tác giai đoạn 2015-2016 giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Cuba (9/2/2015)
Tuyên truyền các nhiệm vụ về cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp:“Cầu nối” để Chiến lược cải cách tư pháp đi vào cuộc sống (9/2/2015)
THADS TP.HCM quyết tâm hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu năm 2015 (9/2/2015)
Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác dân tộc (9/2/2015)
Tập trung thảo luận giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2015 (9/2/2015)
Hội thảo về kỹ năng cho luật sư trong đàm phán, soạn thảo hợp đồng và giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại (9/2/2015)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design