Theo Luật Phòng chống bạo lực gia đình, đây là
hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại
về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình. Nạn
nhân của bạo lực thân thể thường là phụ nữ, còn nam giới thường là nạn nhân của
bạo lực tinh thần. Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn
giáo, không có ngoại lệ về giàu- nghèo hay trình độ học vấn.
Hành vi bạo lực gia đình được chia làm 4 nhóm: bạo lực tinh
thần, bạo lực thể chất, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục, và cụ thể như sau:
Nhóm
1, nhóm hành vi bạo lực về tinh thần: bao gồm các hành vi lăng mạ hoặc
hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay cô lập, xua đuổi hoặc gây áp
lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng hoặc ngăn cản việc thực
hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu,
giữa cha, mẹ và con,
giữa vợ và chồng, giữa anh, chị, em với nhau, hành vi trái pháp luật buộc thành
viên gia đình ra khỏi chỗ ở, cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở
hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
Nhóm 2,
hành vi bạo lực về thể chất hay
thể xác: bao gồm hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác
xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng.
Nhóm
3, nhóm hành vi bạo lực về kinh tế: bao gồm chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá
hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong
gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình hay cưỡng ép thành viên
gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ hoặc là kiểm
soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
Nhóm 4,
nhóm hành vi bạo lực về tình dục: gồm có hành vi cưỡng ép quan hệ tình
dục.
Ở Việt Nam, bạo lực gia đình đang có chiều hướng gia tăng đáng báo
động và trái ngược với truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Bạo lực gia
đình không còn đơn thuần chỉ là hành vi đánh đập ngược đãi về thể xác, về tinh
thần, bạo hành trong tình dục, bạo lực kinh tế… mà còn là hành vi phạm tội
nghiêm trọng. Bạo lực không chỉ phát sinh ở các gia đình học vấn thấp mà còn có
ở các gia đình học vấn cao, không chỉ có ở những gia đình có điều kiện kinh tế
khó khăn mà còn nảy sinh ở những gia đình điều kiện kinh tế tốt và không chỉ ở
những đôi vợ chồng mới kết hôn mà còn có cả những đôi vợ chồng sống cùng nhau
hàng chục năm.
Các hành vi bạo lực gia đình có nhiều nguyên
nhân, nhưng có 2 nguyên nhân chính: từ phía cá nhân và từ phía xã hội. Phần lớn
các hành vi bạo lực thường diễn ra trong những gia đình có chồng (vợ) nghiện
hút, cờ bạc, rượu chè, mại dâm,…
Theo điều tra của Ủy ban Các vấn đề xã hội của
Quốc hội, nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh hành vi bạo lực gia đình là do
người chồng nghiện rượu, say rượu (60%), những gia đình này thường có hoàn cảnh
kinh tế khó khăn, học vấn thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật, công việc không
ổn định.
Bạo lực gia đình là do rượu và ma túy: Khi sử dụng các chất kích
thích như rươu, ma túy… nam giới thường có nguy cơ giải quyết những khó khăn
bằng hành vi bạo lực, chẳng hạn như nhiều người thường lấy cớ say rượu, thua
bạc để đánh đập, hành hạ vợ con, bắt vợ phải đưa tiền để đi uống rượu và chơi
cờ bạc. Tuy nhiên, không ai lý giải được tại sao những người có hành vi bạo lực
đấy chỉ thực hiện với vợ, con mà không phải với những người khác.
Bạo lực gia đình thường xảy ra trong những gia đình có điều kiện
kinh tế khó khăn: Những cặp vợ chồng phải bươn chải vất vả để kiếm sống thường
có sự căng thẳng về thần kinh hơn và do đó dễ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến tranh
cãi trong gia đình và cuối cùng nam giới thường sử dụng quyền và sức mạnh của
mình để gây ra bạo lực với vợ. Tuy nhiên, không thể đổ lỗi cho nghèo đói vì
nhiều gia đình khá giả vẫn có bạo lực và nhiều gia đình kinh tế khó khăn nhưng
vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp.
Do đó, yếu tố được coi là nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình
và là yếu tố cơ bản nhất gây ra nạn bạo lực gia đình là: nhận thức về vấn đề
bình đẳng giới rất hạn chế, bất bình đẳng giới là gốc rễ của bạo lực gia đình:
- Ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến với những quan niệm mang
đậm màu sắc định kiến giới, đó là
những định kiến nằm ngay trong truyền thống văn hóa, phong tục tâp quán, chuẩn
mực đạo đức bấy lâu nay trong xã hội: tư tưởng trọng nam, khinh nữ; chồng chúa,
vợ tôi; tư tưởng gia trưởng; định kiến giới: phụ nữ là người giữ gìn hạnh phúc
gia đình - “một điều nhịn là chín điều lành”… Những quan niệm này đã khiến cho
người nam giới cho rằng họ có vai trò trụ cột trong gia đình, có quyền định
đoạt mọi việc, họ luôn có tư
tưởng mình là “tiếng nói” trong gia đình nên có thể mắng chửi vợ một vài câu là
điều bình thường, thậm chí tát vợ một vài cái cũng không sao; hay do hiểu sai
mục đích của biện pháp nghiêm khắc trong giáo dục con cái theo quan niệm “yêu
cho roi, cho vọt” dẫn đến nhiều bậc cha mẹ tự cho mình quyền được đánh đập,
hành hạ con cái mình.
- Nhận thức của chính bản thân của người phụ nữ bị bạo lực: Sự
nhìn nhận, đấu tranh của người phụ nữ trước bạo hành gia đình còn hạn chế,
thiếu thẳng thắn, còn cam chịu; họ mang tư tưởng: “xấu chàng hổ ai”, họ sợ:
“vạch áo cho người xem lưng”, hay sợ hàng xóm, bạn bè chê cười…
- Cộng đồng, xã hội coi vấn đề bạo lực gia đình là chuyện thông
thường, chuyện riêng của mỗi gia đình: “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, sự can thiệp,
lên án của cộng đồng, làng xóm, chính quyền địa phương chỉ mang tính chất nhất
thời, mờ nhạt. Do đó, bạo lực gia đình vẫn có điều kiện tồn tại và phát triển.
Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực trong gia đình đối
với phụ nữ song nguyên nhân sâu xa chính là do
yếu tố nhận thức. Bạo lực gia đình chính là một biểu hiện của sự bất bình đẳng
giới, là sản phẩm của chế độ gia trưởng. Các yếu tố khác như tệ nạn xã hội,
kinh tế, mâu thuẫn gia đình, ngoại tình… được xem là nguyên nhân trực tiếp của
bạo lực, làm gia tăng nguy cơ của bạo lực gia đình. Điều đáng tiếc là một bộ
phận không nhỏ phụ nữ và nam giới không cảm nhận được sự bất bình đẳng này cũng
như sự cần thiết phải thay đổi nó. Vì vậy, để giải quyết được triệt để vấn đề
bạo lực gia đình, chúng ta cần chú ý giải quyết yếu tố nhận thức của nam giới,
phụ nữ và của cả cộng đồng.
Xóa bỏ “khoảng cách giới” là một vấn đề cấp bách như nhu cầu về
cơm ăn, áo mặc. Thực tế đã chứng minh rằng: “thực hiện sự bình đẳng về giới
không chỉ đem lại lợi ích riêng cho nữ giới mà vì lợi ích chung của cả hai
giới, vì sự phát triển tiến bộ chung của cả giới nam và giới nữ và vì sự tiến
bộ của thế hệ mai sau”.
Tuy nhiên, hiện cũng nảy sinh khuynh hướng mới,
đó là “mặt trái của nền kinh tế thị trường”, là “hệ quả tất yếu của xã hội hiện
đại”. Bạo lực tinh thần, thường diễn ra trong những nhóm có kinh tế gia đình
khá giả và giàu có, trình độ học vấn tương đối cao, nghề nghiệp ổn định…
Một số giải pháp để ngăn chặn hiện tượng
bạo lực gia đình
Hạ
nhiệt hành vi bạo lực
Hạ nhiệt có nghĩa là khi chồng
nóng thì vợ bớt lời, làm cho chồng nguôi ngoai, sau đó tìm cơ hội thích hợp
khuyên lơn để người chồng thấy rằng hành vi bạo hành vừa qua là một sai lầm cần
thay đổi. Ngược lại nếu người vợ cũng nóng tính vì muốn chứng minh mình chính
là nạn nhân oan ức của sự sai lầm do chồng gây ra, đứng trên cương vị người vợ,
chúng ta cũng hành động nói năng như người chồng thì chỉ “đổ dầu vào lửa”.
Lúc đó, chúng ta có thể thực tập câu quán niệm sau:
Đó là nghệ thuật để hạ nhiệt cảm
xúc bất an do lòng sân đang khống chế. Chúng ta biết rõ con người không phải là
tác nhân, học thuyết vô ngã không cho phép chúng ta nhận diện như thế, mà phải
thấy rõ nhận thức của lòng tham sân si thể hiện qua các hành động là kẻ thù của
nhân loại nói chung. Như vậy thay vì ghét bỏ, phản kháng, chống đối thì chúng
ta phải cố gắng giúp người kia hạ nhiệt lòng sân, từ đó quay về đường chân
chính. Đó mới là cách cứu giúp người mình thương ra khỏi con đường sai lầm. Do
đó người vợ khôn ngoan trong tình huống này có thể kiểm soát được tình thế,
biến lửa nóng bức trở thành nước thanh lương.
Giúp đỡ thay đổi tâm tính
Sau khi đã hạ nhiệt được cơn
nóng giận của người chồng thì người vợ phải biết tư vấn, bao gồm lắng nghe lý
do tại sao chồng mình lại hành động như vậy, sau đó tâm sự giải bày. Qua tâm
sự, người chồng có thể nhận ra vợ chính là người lo lắng, thương mình nhiều
nhất. Tuy nhiên, thực tế nhiều người vợ lại không hiểu và cư xử như tâm hạnh bồ
tát để tháo gỡ tình huống đổ nát trở thành lành lặn.
Nhu cầu
trợ giúp
Nếu hai nỗ lực nhường nhịn và tư
vấn hỗ trợ không thành công thì không còn cách nào khác, nạn nhân cần sáng suốt
để có thái độ cầu viện trợ. Rất nhiều người hiểu sai rằng bạo hành gia đình chỉ
là vấn đề nội bộ, do đó nên đóng cửa nhà mà dạy nhau. Đóng cửa nhà thì làm sao
dạy?! Cần phải có tác động của xã hội thì bạo hành mới có thể chấm dứt. Một số
chị em nữ còn hiểu sai rằng việc cầu viện hàng xóm và người thân can thiệp
chứng tỏ mình bất lực trong việc duy trì hạnh phúc và tình cảm của chồng, đó là
nỗi xấu hổ lớn nhất của chị em. Từ quan niệm sai lầm ấy mà họ ngậm bồ hòn làm
ngọt, cắn răng chịu đựng. Càng chịu đựng, người chồng càng có cơ hội lấn tới.
Vì thế trước nhất, những nạn nhân nên nhờ gia đình phía tác nhân gây nạn bạo
hành như cha, mẹ, anh, chị, em; sau đó nhờ hàng xóm, hội phụ nữ, hoặc thậm chí
là công an.
Tuy nhiên, nỗ lực của chính tác
nhân gây bạo hành gia đình mới được xem là yếu tố quan trọng nhất. Chúng ta cần
phát triển những trung tâm dành cho người có thói quen bạo lực có cơ hội quay
đầu.
Đối với người thực hiện bạo lực
bằng hành động thì phải bị phạt làm các công tác từ thiện chăm sóc người già,
bệnh, xấu xí. Trong lúc chăm sóc từ vệ sinh cá nhân đến dìu dắt người già,
người có hành vi bạo lực sẽ khởi ý niệm so sánh rằng vợ mình đẹp hơn nhiều,
đáng nâng niu hơn nhiều, để rồi từ đó tự thay đổi cá tính của bản thân. Luật
pháp cần nghiêm minh buộc các tác nhân bạo hành đi cải tạo theo cách đó trong ba
đến sáu tháng để sau khi quay về, họ thay đổi cách nhìn nhận vợ của mình.
Đối với những người có bạo hành
ngôn ngữ, tức là chửi mắng, nhục mạ, cần cải tạo họ bằng cách buộc làm bồi bàn.
Khi làm bồi bàn, những lời nói bậy trước đây sẽ không còn được dùng đến mà thay
vào đó là những lời chào hỏi, mời mọc một cách lịch sự với khách hàng. Về nhà
được vợ lo lắng ở mọi phương diện thì không lý gì chúng ta phải đối xử với vợ
như đã từng.
Đối với những người chồng bạo
hành về tình dục, tức là cưỡng ép quan hệ trong khi vợ đang mệt hoặc không
muốn. Biện pháp hữu hiệu nhất là đưa vào chùa tu một thời gian. Trong chùa họ
được học hỏi, bắt chước các thầy tu kìm hãm dục vọng và thấy rõ mình có được
những hạnh phúc cao thượng hơn. Tu một thời gian, về nhà sẽ không đòi hỏi quá
nhiều mà ngược lại còn học nghệ thuật sống dưỡng tinh khí thần để được thọ và
có sức khỏe phục vụ xã hội.
Đối với nạn bạo hành mang tính
phong tỏa về kinh tế thì người đó nên buộc đi làm công quả một thời gian, tức
là làm việc mà không được nhận lương, để nới rộng tâm mình phụng sự người khác.
Dĩ nhiên điều này rất khó làm, nhưng ai quyết tâm thì sẽ thành công trong việc
chuyển hóa tâm keo kiết của mình. Nhiều đấng mày râu có thái độ phong tỏa kinh
tế, sợ vợ có tiền đi giao lưu với người khác, vì vậy họ rất chi li tính toán
khi đưa tiền cho vợ chi tiêu việc gì đó. Kinh Thiện Sinh nói,
chăm sóc vợ, làm vợ vui và hạnh phúc đồng nghĩa việc mang hạnh phúc đến cho bản
thân. Chúng ta phải thực tập tính cách rộng lượng, nếu vợ là người trăng hoa
thì có giữ thế nào cũng mất. Tính bao dung rộng lượng đem đến bình an cho bản
thân mà vợ mình cũng được an vui hạnh phúc, gia đình được vững bền.
Sau những nỗ lực cá nhân thì nỗ
lực xã hội cũng cần lưu tâm. Chúng ta cần phát triển những trung tâm lánh nạn
để nạn nhân của bạo hành gia đình cảm thấy bình an khi tạm trú. Dĩ nhiên công
việc phục hồi bệnh trầm cảm của nạn nhân trong thời gian ở trung tâm rất quan
trọng, nhưng sau khi phục hồi thì công tác hòa giải lại hiếm khi được để ý. Sau
đó nếu cần thiết mới tính đến chuyện ly hôn. “Giang sơn dễ đổi, bản tánh khó
dời”, phần lớn trách nhiệm của các trung tâm giúp đỡ nạn nhân chỉ chú trọng
đến công tác phục hồi sức khỏe tâm sinh lý chứ không màng nhiều về việc tư vấn
phục hồi hạnh phúc gia đình và hàn gắn tình cảm vì nghĩ rằng hàn gắn và nối kết
chưa chắc đảm bảo hạnh phúc. Các nỗ lực hòa giải của các hội cứu trợ và cơ quan
thẩm quyền phải biết phối hợp chặt chẽ bao gồm những lời khuyên, phân tích đúng
sai kể cả các hình phạt thì nhiều người nam mới có thể hồi đầu. Trên thực tế,
phần lớn người nam thường cho rằng mình đúng, mình có quyền mắng và đánh đập vợ
vì mình là người lãnh đạo trong gia đình.
Trừng phạt
bạo hành gia đình
Thứ nhất, luật hôn nhân gia đình của Việt Nam năm 2000, điều 107
quy định tóm lược như sau: “Người vi phạm các điều kiện kết hôn: Hành hạ,
ngược đãi; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chồng, vợ hoặc con và các thành viên
khác trong gia đình thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành
chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước pháp luật. Nếu gây thiệt hại
nặng thì phải bồi thường”. Rõ ràng điều lệ 107 này có một sơ hở là không đề
cập chi tiết mức án như thế nào, dẫn đến sự tùy nghi trong công việc giải quyết
các tình huống vi phạm. Điều này làm cho nhiều người không coi trọng và để ý
đến luật. Có trường hợp người chồng hành hạ đánh đập vợ mà chỉ bị cảnh cáo,
phạt qua loa với mức phạt năm bảy chục nghìn. Do vậy chúng tôi nghĩ điều luật
này cần phải được mở rộng chi tiết hơn với các hình phạt thích đáng đến từng
hành vi vi phạm bạo hành gia đình.
Thứ hai là luật hình sự xuất bản năm 1999, điều 151 quy định như
sau: “Người ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, hoặc
người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt cảnh cáo,
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”. Ở
đây chúng ta thấy khung hình phạt có phần chi tiết hơn và điều này dĩ nhiên có
tác dụng trong việc răn đe và làm giảm thiểu nạn bạo hành gia đình.
Đó là những hỗ trợ từ luật pháp
mà chúng ta thấy có những giá trị rất nhất định. Theo chúng tôi, muốn nạn bạo
hành gia đình giảm thiểu một cách tối đa thì quan trọng nhất là các tác nhân
bạo hành phải nhận thức rõ đó là những hành vi vi phạm luật pháp, vi phạm nhân
quyền, chà đạp nhân phẩm để từ đó có quyết tâm thay đổi đích đáng. Bản thân họ
phải nhập cuộc trong nỗ lực tháo gỡ nạn bạo lực gia đình nói chung, còn nếu chỉ
có chị em phụ nữ xoay sở thì không giải quyết triệt để vấn đề. Thái độ nhường
nhịn không phải là giải pháp, nó chỉ có tác dụng làm giảm hậu quả mà thôi. Vì
vậy tu tập chuyển hóa tâm và xóa bỏ lòng tham, lòng sân, lòng si thì nạn bạo
lực sẽ bị phá bỏ, mặc dù từ tám đến chín phần của nạn bạo lực gia đình đều do
lòng sân và lòng si, chỉ có một hai phần là do ngoại tình ghen tuông, tức là
lòng tham dẫn đến đổ nát hạnh phúc. Do đó chuyển hóa tham, sân, si theo khuynh
hướng của Phật giáo là một trong những phương thức rất hữu hiệu trong khi các
trung tâm và cơ quan chưa quan tâm đúng mức.
Trong xã hội hiện nay vẫn còn tồn tại khá phổ
biến tình trạng bất bình đẳng giới, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu,
vùng xa, phụ nữ vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi. Tư tưởng trọng nam, khinh nữ vẫn
còn phổ biến ở nhiều địa phương.
Đây chính là “mảnh đất màu mỡ” để bạo lực gia
đình tồn tại. Có rất nhiều công việc trong gia đình mà đáng lý cả 2 vợ chồng
phải cùng gánh vác, nhưng do tính gia trưởng, định kiến giới mà người đàn ông,
người chồng như đứng ngoài cuộc, họ tự cho đó là công việc của vợ. Nếu người vợ
không hoàn thành được thì họ tự cho mình “có quyền” trách móc, sỉ nhục, thậm
chí là đánh đập.
Bạo lực gia đình dù ở bất kỳ hình thức nào cũng
để lại những tác động tiêu cực đến sức khỏe về thể chất, tinh thần không chỉ
của nạn nhân mà còn thành viên khác trong gia đình; tác động tiêu cực đến lực
lượng lao động, hoạt động kinh tế. Bạo lực gia đình đặt ra yêu cầu trợ giúp vào
bảo vệ nạn nhân. Để góp phần ngăn chặn bạo lực gia đình, cần phải
tuyên truyền sâu rộng về luật pháp, xây dựng mô hình phòng chống bạo lực gia
đình ở địa phương, làm cho mỗi gia đình hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình
để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bền vững. Cần xem đây là trách nhiệm của
toàn xã hội chứ không của riêng ai./.
ML |