Phó Chủ nhiệm Văn phòng
Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng nhấn mạnh, tham vấn công chúng là hoạt động quan trọng
của Quốc hội cả trong xây dựng pháp luật và giám sát, là công cụ quan trọng để
Quốc hội cảm nhận được sự phù hợp của chính sách với “nhịp đập” của cuộc
sống.
Tham vấn công chúng là
để bảo đảm dân chủ tham gia của đông đảo quần chúng, bảo đảm chính sách, pháp
luật phản ánh đúng ý nguyện của nhân dân và là nền tảng để pháp luật đi vào
cuộc sống, được bảo đảm thực hiện. Tham vấn công chúng còn bảo đảm sự minh bạch
trong chính sách.
Thời gian qua, Quốc hội
đã triển khai việc tham vấn công chúng trong hoạt động xây dựng pháp luật và
giám sát, thông qua việc lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản
lý, báo giới... Trong đó, mặc dù báo chí được đánh giá có vai trò trong hoạt
động tham vấn công chúng vì đó là “cầu nối” giữa chính sách và cuộc sống nhưng
thực tế, mối quan hệ giữa báo chí với các cơ quan có liên quan đến quá trình
xây dựng pháp luật lại đang rất khó khăn, thậm chí nhiều cơ quan “đóng cửa” và
chưa thực sự hoan nghênh sự tham gia của báo chí trong quá trình xây dựng pháp
luật. Do đó, vẫn cần phải cải thiện hoạt động tham vấn để hiệu quả hơn, toàn
diện hơn, tránh lãng phí, hình thức.
|