Nhìn chung, mặc dù việc đào tạo đội ngũ luật sư Việt Nam để phục vụ cho quá
trình hội nhập quốc tế mới được thực hiện trong thời gian ngắn nhưng theo kinh
nghiệm của cá nhân tôi trong quá trình thường xuyên làm việc với các luật sư
Việt Nam đồng nghiệp, chúng ta hiện đã có một đội ngũ luật sư tương đối đông
đảo, có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ đủ để làm việc với các khách hàng là
những công ty đa quốc gia.
Hiện tại, Việt Nam đã có một số hãng luật nội địa tương đối lớn có thể đáp
ứng những nhu cầu (chủ yếu về tư vấn pháp luật ViệtNam) trong hầu hết các lĩnh
vực. Mặc dù vậy, hầu hết các hãng luật này mới chỉ dừng lại ở hoạt động tại thị
trường Việt Nam.
Vì vậy, các hãng luật nội địa cần chủ động hợp tác với các hãng luật của
các quốc gia khác, hoặc tích cực tham gia vào các hiệp hội để từng bước khẳng
định sự hiện diện của mình trên thị trường quốc tế. Các hãng luật nội địa cũng
cần xây dựng cho mình một chiến lược quảng cáo, xây dựng hình ảnh của mình
không những ở Việt Nam mà còn ở các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Một vấn đề khác mà cũng có thể coi là rào cản lớn trong hội nhập quốc tế đó
là rào cản về ngôn ngữ. Có thể nói rằng, người Việt Nam có tố chất thông minh,
ham học hỏi, đội ngũ luật sư Việt Nam có trình độ tiếng Anh tốt. Nhưng để có
thể làm việc trong môi trường quốc tế, các luật sư Việt Nam vẫn cần hoàn thiện
thêm vốn tiếng Anh của mình, nhất là các kỹ năng sử dụng tiếng Anh pháp lý
trong công việc.
Có thể nói rằng, mặc dù đội ngũ luật sư Việt Nam mới tham gia vào hội nhập
quốc tế một thời gian ngắn nhưng chúng ta hiện đã có một đội ngũ luật sư tương
đối đông đảo có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ đủ để làm việc với các khách
hàng là những công ty đa quốc gia.
Trên đây là một số ý kiến cá nhân tôi mong muốn được chia sẻ để đóng góp
phần nào cho công tác đào tạo luật sư Việt Nam phục vụ cho quá trình hội nhập.
Luật sư Thomas J. Treutler, Trưởng Chi nhánh, Giám đốc Điều
hành
Chi nhánh Tilleke&Gibbins Consultants Limited tại Hà
Nội và TP.HCM
|