Công dân từ đủ 14 tuổi được
cấp thẻ Căn cước công dân
Luật căn cước công dân lấy tên gọi của giấy tờ về căn cước
công dân là thẻ Căn cước công dân để thay cho tên gọi "Chứng minh nhân
dân" như hiện nay. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước
công dân để bảo đảm tính ổn định của các thông tin về nhân dạng của công dân đã
được quy định trong Luật. Thẻ Căn cước công dân chỉ phải đổi khi công dân đủ 25
tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Thẻ Căn cước công dân có giá trị
chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao
dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Thẻ này được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ
chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận
quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay
cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
Cá nhân có quyền lựa chọn
cơ quan đăng ký hộ tịch
Luật hộ tịch gồm có 7 chương và 77 điều. Luật có
những quy định cải cách mạnh mẽ về trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch, tạo thuận
lợi tối đa cho người dân (như: đơn giản hóa và cắt giảm nhiều giấy tờ không cần
thiết khi đăng ký hộ tịch; cải tiến phương thức nộp hồ sơ để người dân lựa chọn
– nộp trực tiếp, gửi qua bưu chính hoặc qua hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến
khi điều kiện cho phép; giảm thời hạn giải quyết đối với hầu hết các việc hộ
tịch).
Luật hộ tịch cũng quy định cá nhân
có quyền lựa chọn cơ quan đăng ký hộ tịch cho mình mà không phải phụ thuộc vào
nơi cư trú như trước đây. Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng
ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Khi đăng ký hộ
tịch, người dân được cấp trích lục hộ tịch. Đối với một số việc hộ tịch quan
trọng liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân là khai sinh,
kết hôn, Luật hộ tịch quy định sau khi đăng ký người dân vẫn được cấp bản chính
Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
Tăng thuế suất thuế TTĐB
đối với các mặt hàng thuốc lá, rượu và bia.
Độ tuổi gọi nhập ngũ trong
thời bình
Tất cả các đơn vị hành
chính đều tổ chức Hội đồng nhân dân
Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ không quá 6
Với 7 chương, 50 điều, Luật tổ chức Chính phủ quy định cụ thể số lượng Thứ trưởng,
Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 5; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ
Ngoại giao không quá 6. Trong trường hợp do sáp nhập bộ, cơ quan ngang bộ hoặc
do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì Thủ
tướng Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Bổ sung đơn vị được kiểm
toán là cơ quan quản lý sử dụng công
Làm rõ mối quan hệ giữa Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan
Xác định cụ thể vị trí pháp
lý của đại biểu Quốc hội chuyên trách
Hoàng Diên |